Tài liệu 150 câu hỏi luật giao thông đường bộ của đề thi bằng lái xe máy hạng A1 gồm 3 phần cơ bản sau:
I: Biển báo hiệu giao thông đường bộ
II: Phương pháp giải sa hình
III: Các câu hỏi về Luật GTĐB
Sở dĩ sắp xếp như trên vì có dụng ý học phần quan trọng nằm bên trên, ít quan trọng hơn nằm bên dưới.
Hiển nhiên không ông CSGT nào ngoắc bạn lại và yêu cầu bạn đọc thuộc “ điều XYZ” gì đó trong Luật GTĐB nhưng nếu bạn thấy tấm biển báo như bên cạnh mà cứ đâm đầu đi vô thì mức phạt tối đa có thể tới 600.000, dù có “50/50” đi chăng nữa cũng phải mất 200.000 lại mất công xin xỏ, năn nỉ, chưa kể việc không hiểu ý nghĩa của biển thì chính bạn là người gặp nguy hiểm, thiệt thòi.
I.Biển báo giao thông.
Để nắm vững 5 hệ thống biển báo cơ bản, người học cần đọc kĩ các chú thích bên dưới và cố gắng quan sát trong thực tế di chuyển hàng ngày.
Tuy nhiên cần chú ý những biển đặc biệt sau:
- Trong hệ thống biển báo hiệu Nguy hiểm, đặc biệt lưu ý biển báo có nội dung “Giao nhau với đường ưu tiên”
Các xe đi trên đường khi gặp biển này phải nhường đường cho xe đi trên đường cắt ngang phía trước.
- Trong hệ thống biển báo Cấm,chú ý sự liên đới của 2 biển:
Biển Cấm rẽ trái cũng có tác dụng cấm quay đầu – Không ai có thể quay đầu và đi ngược lại nếu không thực hiện hành động rẽ trái.
Nhưng biển cấm quay đầu thì không cấm rẽ trái – ta có thể rẽ tùy ý, miễn là chưa quay đầu là ok, không phạm lỗi.
- Trong hệ thống biển báo Chỉ dẫn, chú ý:“ Biển báo đường ưu tiên”
Vì đây là biển báo mới được đưa vào sử dụng từ 01.2013, nên nhiều người sẽ thắc mắc về ý nghĩa của nó.
- Trong hệ thống biển báo Phụ, chú ý biển:
Hai biển này khác biệt nhất ở đặc điểm: biển 1 có kí hiệu mũi tên bên cạnh chiều dài, còn biển 2 thì trống trơn, chỉ có báo hiệu chiều dài, hiểu theo dân dã thì Biển 1 có nghĩa “ đã tác dụng” còn biển 2 “ sắp tác dụng”.
II. Các nguyên tắc giải sa hình Xem tại đây
III. Luật Giao Thông Đường Bộ:
Đây có lẽ là phần các anh chị mong chờ nhất để tìm mẹo học? và anh chị thấy quá dài, thấy quá rắc rối, thấy lo sợ nhất???
Đừng lo lắng, tôi sẽ giúp bạn.
Nhưng không phải bằng cách chỉ các bạn mẹo miếc gì đâu nhé, vì bản thân việc đưa vào sử dụng bộ đề mới 150 câu hỏi Lý Thuyết và cách trả lời mới với nhiều câu phải chọn tới 2 đáp án đã là một biện pháp chống học mẹo rồi. Chưa kể thực sự phần kiến thức này rất đơn giản, anh chị chỉ cần tập trung đọc kĩ câu hỏi và suy luận là tự biết câu trả lời rồi.
Ví dụ như câu hỏi sau:
“Một số nét đẹp về truyền thống đạo đức của mỗi con người Việt Nam theo tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh là?”
Với 2 đáp án được liệt kê như sau:
1. Cần kiệm: Là lao động cần cù, siêng năng; làm việc có kế hoạch, sáng tạo có năng suất cao, với tinh thần tự lực cánh sinh, không lười biếng, không ỷ lại, không dựa dẫm; tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thì giờ, tiết kiệm tiền của dân, của nước, của bản thân mình, không hao phí, không bừa bãi, không phô trương hình thức.
2. Liêm chính: Là không tham ô và luôn luôn tôn trọng, giữ gìn của công, của nhân dân; ngay thẳng, không tà, đúng đắn, chính trực, việc phải dù nhỏ cũng làm, việc trái dù nhỏ cũng tránh.
Thì điều hiển nhiên là chọn cả 2 đáp án rồi, có ai dám không nghe Đảng và nhà nước cơ chứ.
Vậy rút ra nguyên tắc khi giải các câu về luật giao thông đường bộ thì cần phải:
1: Đọc kĩ câu hỏi – hỏi gì trả lời nấy.
2: Đọc kĩ đáp án tìm những điểm vô lí trong đó và loại trừ đi.
Ví dụ: Câu hỏi Khái niệm đường bộ được hiểu như thế nào là đúng?
Đáp án: Đường bộ gồm:
a. Đường, cầu đường bộ.
b. Hầm đường bộ, bến phà đường bộ
c. Đường, cầu đường bộ, hầm đường bộ, bến phà đường bộ và các công trình phụ trợ khác.
Mới đọc qua nhiều bạn chọn ngay đáp án c và....trật lấc, đơn giản vì câu hỏi về khái niệm "đường bộ" , nghĩa là đường có thể đi lại trên bộ - không bao gồm công trình phụ trợ khác - như biển báo, cột km, đèn giao thông.
Đáp án đúng của câu hỏi này là phải chọn cả đáp án a và đáp án b.
Vậy với các bạn mà lười đọc thì sao? Các bạn làm theo nguyên tắc 3 – nhớ làm theo đó nhé
3: Đọc kĩ lại nguyên tắc 1 và 2 :p
Một vài con số cần nắm trong học phần Luật GTĐB 150 câu thi bằng lái xe máy A1:
Nồng độ cồn – đối với ô tô – cấm tuyệt đối, với xe máy, mô tô - nồng độ cồn không được vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam/ 1 lít khí thở.
Tốc độ quy định: xe mô tô, xe gắn máy trong khu đông dân cư – 40km/h, ngoài khu đông dân cư – 50km/h.
Dừng cách đường ray 5m.
Tốc độ quy định: xe mô tô, xe gắn máy trong khu đông dân cư – 40km/h, ngoài khu đông dân cư – 50km/h.
Dừng cách đường ray 5m.
*Các đáp án có cụm từ “ không được…", "bắt buộc…", "bị nghiêm cấm", "trái phép…” là các đáp án luôn đúng.
Cấu trúc đề thi bằng lái xe máy:
Đề gồm 20 câu, thời gian trả lời 15 phút, trả lời đúng 16/20 câu là đạt
Trong 20 câu bao gồm: 10 câu Luật, 5 câu sa hình, 5 câu biển báo.
Điều đặc biệt của bộ đề mới là nhiều câu phải chọn cùng lúc cả 2 phương án như ví dụ bên trên đã thấy - đây là điều khó khăn nhất cho các học viên
Nhưng thực chất các câu hỏi của bộ đề thi bằng lái xe máy a1 không khó lắm đâu, chưa kể các bạn được làm sai tới 4 câu vẫn đạt mà, cho nên không cần phải áp lực 20/20 làm gì cho mệt, chẳng ai quan tâm bạn đạt 20/20 hay 16/20 đâu, nhưng để 15/20 thì là rất đáng tiếc đó nhé.
Đề gồm 20 câu, thời gian trả lời 15 phút, trả lời đúng 16/20 câu là đạt
Trong 20 câu bao gồm: 10 câu Luật, 5 câu sa hình, 5 câu biển báo.
Điều đặc biệt của bộ đề mới là nhiều câu phải chọn cùng lúc cả 2 phương án như ví dụ bên trên đã thấy - đây là điều khó khăn nhất cho các học viên
Nhưng thực chất các câu hỏi của bộ đề thi bằng lái xe máy a1 không khó lắm đâu, chưa kể các bạn được làm sai tới 4 câu vẫn đạt mà, cho nên không cần phải áp lực 20/20 làm gì cho mệt, chẳng ai quan tâm bạn đạt 20/20 hay 16/20 đâu, nhưng để 15/20 thì là rất đáng tiếc đó nhé.
Chúc các bạn có một thời gian học vui vẻ và tiếp thu tốt các kiến thức.